• Để Được Phục Vụ Nhanh Nhất - Tốt Nhất Xin Mời Gọi: 086.268.0908

Bia có thể tăng giá vì dán tem ?

Đề xuất dán tem bia được lãnh đạo Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát (VBA) đưa ra tại Hội thảo Sản xuất thực phẩm an toàn trong xây dựng và phát triển thương hiệu bền vững tại Hà Nội mới đây khiến các doanh nghiệp trong ngành bàn tán xôn xao.

"Tôi nghĩ việc dán tem bia cũng có lý, ngoài ý nghĩa kiểm soát hàng giả, hàng gian còn giúp ngăn chặn trốn thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này", ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Công ty Sabeco nói.

Còn ông Nguyễn Mậu Chi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Bia Huế lý giải, thông thường việc dán tem lên sản phẩm là để phân biệt hàng thật, hàng giả. Tuy nhiên, với bia thì nghiêng về mục tiêu giúp cơ quan chức năng quản lý thuế.

"Hiện nay, dù có ít nhiều thông tin cho rằng xuất hiện bia giả, nhái nhãn hiệu... nhưng theo tôi việc làm giả bia không nhiều, hoặc cũng có thể chỉ là những tin đồn xuất phát từ cạnh tranh không lành mạnh", ông Chi giải thích.

Bia có thể phải dán tem. Ảnh minh họa

 

Theo các đơn vị trong ngành bia, dán tem sẽ được thực hiện như nhau cho cả bia chai, lon và bia hơi. Cụ thể, bia hơi mỗi thùng 20 lít, 30 lít hay mỗi lon, chai đều phải có tem. Điều này khiến giá thành tăng thêm và phát sinh nhiều vấn đề khác.

"Kinh phí để dán và quản lý nhà nước về tem sẽ như thế nào. Tôi nghĩ, mỗi chai, lon dán tem có thể phải tốn thêm tiền, con số này có lẽ hơn 100 đồng mỗi sản phẩm. Như Sabeco mỗi năm xuất xưởng 3,5 tỷ chai, lon bia. Cần tính đến hiệu quả kinh tế", ông Tuất chia sẻ.

Đồng tình, ông Chi cho rằng nếu thêm tem lên lon bia tốn nhiều chi phí thì doanh nghiệp buộc phải tăng giá, như vậy càng đẩy khó cho người tiêu dùng.Bia Huế mỗi năm bán đến 200 triệu lít, trung bình 3 lon được một lít, tính một năm đơn vị này có đến 600 triệu lon cần dán, nếu quy định dán tem bia được lưu hành.

"Đây không phải là bài toán cạnh tranh vì nếu phải làm, tất cả doanh nghiệp đều mất tiền như nhau, tuy nhiên giá bia có thể sẽ tăng, ảnh hưởng đến người mua", ông Chi chia sẻ.

Lo ngại tương tự, đại diện một doanh nghiêp có nhiều nhãn hiệu bia ngoại nổi tiếng ở Việt Nam cho biết mỗi ngày có cả triệu chai, lon được sản xuất, nếu phải dán tất cả thì chi phí chắc chắn không nhỏ. 

"Việc này không khả thi, các nước họ cũng ít làm, chưa kể đến việc làm xấu thêm sản phẩm, tăng chi phí sản xuất... mà chưa chắc chống được hàng giả, người uống cũng chẳng phân biệt được tem thật hay không", vị đại diện này nói.

Trong năm 2012, cả nước có hơn 150 doanh nghiệp sản xuất bia với tổng năng lực sản xuất gần 4.000 triệu lít một năm. Sản lượng năm 2012 đạt hơn 2.830 triệu lít, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.

Năm qua, cơ quan chức năng cũng thu giữ gần 380.00 chai, lon bai, nước giải khát nhập lậu, quá đát... Trước thực trạng đó, VBA kiến nghị các doanh nghiệp thúc đẩy đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại, cơ quan chức năng cần đẩy mạnh hoạt động thanh - kiểm tra, dán tem đồ uống (trong đó có bia).

Theo quy định, từ 1/1/2014, rượu sản xuất trong nước phải dán tem. Trong Hội thảo Sản xuất thực phẩm an toàn trong xây dựng và phát triển thương hiệu bền vững tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch VBA đề xuất dán cả tem bia. 

Trao đổi với báo chí sau đó, đại diện Vụ công nghiệp nhẹ Bộ Công thương cho biết Bộ đang nghiên cứu làm đề án yêu cầu dán tem bia để đảm bảo nguồn gốc và chất lượng, tăng quản lý nhà nước, kiểm soát sản phẩm làm ra, chống thất thu thuế.

 

Kiên Cường

086.268.0908
VinMart.net - Hệ thống Cửa Hàng Mua Bán Rượu Ngoại Uy Tín Nhất